Garmin Pay mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn tại Việt Nam
Ngày 24.1, trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (thuộc Bộ GTVT) cho biết, khối lượng tổng thể tại dự án cầu Rạch Miễu 2 đã đạt gần 80%, vượt tiến độ chung so với kế hoạch hơn 4%. Riêng phần cầu chính Rạch Miễu 2 bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, vượt tiến độ hơn 24%.Cụ thể: Về phần đường, đang thi công trên toàn bộ tuyến dài khoảng 14 km và đã hoàn thành 100% công tác đắp gia tải xử lý đất yếu (đang giai đoạn chờ cố kết), đang tiến hành dỡ tải được 10/14km, rải bê tông nhựa theo từng phân đoạn được khoảng 4km. Toàn bộ phần cầu và đường thuộc dự án trên địa bàn tỉnh Bến Tre sẽ hoàn thành trước ngày 30.6 năm nay.Về phần cầu, đã hoàn thành 4/6 cầu (cầu Xoài Hột, cầu Mỹ Tho, cầu Tam Sơn và cầu Ba Lai), còn 2 cầu đang triển khai thi công là cầu chính Rạch Miễu 2 và cầu Sông Mã. Trong đó, cầu Sông Mã sẽ hoàn thành trước tháng 6.2025, cầu Rạch Miễu 2 dự kiến hợp long vào tháng 8.2025.Vẫn theo đại diện đơn vị chủ đầu tư, hiện nay, trên công trường, các đơn vị thi công tiếp tục duy trì triển khai thi công 3 ca, 4 kíp, với 30 mũi thi công, khoảng 150 đầu thiết bị thi công, 500 công nhân và 83 cán bộ kỹ thuật.Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các đơn vị đã chủ động có kế hoạch sắp xếp, tổ chức thi công các hạng mục chính đến ngày cuối cùng của năm âm lịch 2024. Trong những ngày Tết Ất Tỵ vẫn triển khai các công tác phụ trợ, bảo dưỡng bê tông, bảo dưỡng mặt đường, đảm bảo công tác an toàn…Các đơn vị luân phiên các tổ đội triển khai trên công trường để đảm bảo công nhân và kỹ sư có cái tết bên gia đình và song song hoàn thành nhiệm vụ chung của dự án.Chưa hết tháng 1.2025, nhưng chủ đầu tư dự án cầu Rạch Miễu 2 cho biết đã giải ngân hơn 245/673 tỉ đồng của kế hoạch bố trí vốn năm 2025. Chủ đầu tư dự kiến, với tiến độ và kế hoạch thi công sẵn có, dự án cầu Rạch Miễu 2 sẽ được thông xe kỹ thuật ngày lễ Quốc khánh 2.9.2025 và hoàn thành toàn bộ dự án trước 30.10.2025 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Dự án cầu Rạch Miễu 2 có điểm đầu tại ngã tư Đồng Tâm (nút giao giữa QL1 với đường tỉnh 870, thuộc địa phận H.Châu Thành, Tiền Giang. Điểm cuối tại Km16+660 QL60, cách mố phía bắc cầu Hàm Luông khoảng 0,71km, thuộc địa phận TP.Bến Tre, Bến Tre. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 6.810 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước.Bố trí ngay bãi dừng đỗ xe và công trình vệ sinh tạm trên cao tốc
Tuổi 30 không chỉ là dấu mốc của sự trưởng thành mà còn là lúc người trẻ phải đối mặt với những kỳ vọng lớn lao từ xã hội, gia đình và chính bản thân.Là nhân viên bán hàng tại 168 Quang Trung, P.10, Q.Gò Vấp (TP.HCM) chị Nguyễn Thị Oanh cho biết: "Mỗi khi lên mạng xã hội, thấy bạn bè có nhà cửa, xe cộ, cuộc sống hoàn hảo thì có cảm giác hoang mang, không biết liệu mình đã đi đúng đường hay chưa".Thời điểm này, chị Oanh dễ cảm thấy bị áp lực vì tự so sánh bản thân với người khác: "Mình vẫn còn đang loay hoay trong công việc, sự nghiệp, trong khi bạn bè đã có gia đình, con cái”.Khi bước vào tuổi 30, một số người trẻ gặp áp lực kỳ vọng về sự ổn định, đặc biệt là trong công việc và tài chính. Sự nghiệp chẳng đạt được như kỳ vọng, chưa có một công việc chính thức vững vàng, hay thậm chí là không tìm được đam mê thực sự, là một nỗi lo dai dẳng.Cán mốc 30 tuổi, Nguyễn Tú Anh, sinh sống tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đang độc thân sau khi trải qua nhiều mối tình, trong khi bạn bè cùng trang lứa đã có con vào lớp 1. Thời điểm này, chị Tú Anh bắt đầu sốt ruột, dù bản thân đủ tỉnh táo để hiểu: “Tình duyên là thứ không thể cưỡng cầu”."Khi bước vào tuổi 30, mình phải đối mặt với trách nhiệm công việc và gia đình. Áp lực nhất là việc phải khẳng định được vị trí, ổn định tài chính và sống một cuộc đời có ý nghĩa", chị Tú Anh chia sẻ.Trong khi đó, anh D.T.H, một lập trình viên tại Q.Tân Phú (TP.HCM), lại cảm thấy bất an vì công việc mình chọn chưa thể mang lại sự thỏa mãn hay cảm giác an toàn tài chính: "Mình vẫn loay hoay với công việc tự do, không có bảo hiểm, lương hưu và chẳng biết tương lai ra sao. Điều này khiến mình cảm thấy như đang bị thụt lùi so với những người bạn đồng trang lứa", anh H. chia sẻ.Bước qua tuổi 30, ngoài sự nghiệp, nhiều người cũng phải đối diện với trách nhiệm gia đình. Đây là giai đoạn mà gia đình thường mong đợi họ lập gia đình, ổn định cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, không ít người trẻ cảm thấy mệt mỏi khi phải đối diện với những kỳ vọng này.Anh Đặng Thành Tâm, sinh sống tại đường số 23, Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: "Chuyện lập gia đình luôn là chủ đề gây áp lực lớn nhất từ gia đình và bạn bè. Mọi người luôn hỏi khi nào kết hôn, có con. Trong khi đó, mình lại chưa sẵn sàng cho những thay đổi lớn như vậy trong cuộc sống".Anh Tâm cho biết cảm giác "cái gì cũng phải có", từ sự nghiệp đến gia đình, đôi khi khiến nhiều người cảm thấy như đang phải mang trên vai một gánh nặng tâm lý nặng trĩu.Từng trải qua giai đoạn “chùn bước” ở tuổi 30, anh Jos Tuấn Dũng (32 tuổi), Giám đốc Truyền thông tại một công ty bất động sản và chuyên gia xây dựng thương hiệu cá nhân cho các CEO, cho biết người trẻ đừng quá lo lắng vì tuổi 30 là thời điểm lý tưởng để thử thách bản thân, khởi nghiệp và theo đuổi đam mê. Chia sẻ về những áp lực mà thế hệ trẻ đang phải đối mặt, anh Dũng nhấn mạnh sự quan trọng của việc tập trung vào bản thân, cầu tiến và không so sánh bản thân với người khác. Anh Dũng khuyên: "Đừng đứng núi này trông núi nọ, hãy chú trọng vào việc phát triển bản thân, không ngừng học hỏi và yêu công việc mình đang làm. Những áp lực sẽ trở thành động lực giúp bạn trưởng thành, mạnh mẽ hơn".Cũng theo anh Dũng, tuổi 30 là thời điểm mà nhiều người bắt đầu trưởng thành về mặt cảm xúc và trí tuệ. Đây là lúc mà mỗi cá nhân cần phải quyết đoán và mạnh mẽ hơn trong việc đưa ra những lựa chọn quan trọng cho tương lai. "Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và chiến thắng nỗi sợ thua kém là chìa khóa giúp bạn vượt qua mọi thử thách", anh Dũng khẳng định.Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Trọng Nhân, giảng viên kỹ năng mềm, trưởng phòng chuyên môn KDC Education cho rằng tuổi 30 là giai đoạn tăng cường trách nhiệm công việc, gia đình và tài chính. Để giữ cân bằng, người cần hiểu rõ giá trị và ưu tiên của mình như: công việc, gia đình hay sức khỏe...Theo thạc sĩ Trọng Nhân, việc quản lý thời gian hiệu quả và chia nhỏ mục tiêu giúp giảm áp lực. Thêm vào đó, duy trì thói quen lành mạnh, xây dựng hệ thống hỗ trợ từ gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn.Thạc sĩ Trọng Nhân cho biết tuổi 30 không phải là lúc từ bỏ ước mơ, mà là cơ hội để điều chỉnh và phát triển chúng thực tế hơn. Thạc sĩ Nhân khuyên bạn nên chia nhỏ ước mơ thành các mục tiêu dễ thực hiện và dành thời gian cố định để theo đuổi.“Tìm sự hỗ trợ từ người thân và học cách từ chối những yêu cầu không cần thiết giúp bạn tập trung vào đam mê. Đồng thời, việc liên tục học hỏi và phát triển bản thân sẽ hỗ trợ bạn đạt được thành công lâu dài”, thạc sĩ Trọng Nhân nhắn nhủ người trẻ.
Cùng hợp tác để nông sản Cà Mau 'hot' trên thị trường Trung Quốc
Cuộc trò chuyện với nữ triệu phú dâu tây không dùng bất kỳ một chữ tiếng Anh nào như chúng tôi hình dung.Sorry, are you Ms Lâm Ti? – Tôi hỏi. Vâng, chào anh. Lâm Ti nghe đây ạ, nay mình có cuộc hẹn ở nông trại của Lâm Ti phải không? - giọng tiếng Việt chuẩn, thật ngọt ngào nữ tính ở đầu dây bên kia khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Hơn 30 năm ở Úc mà chất giọng Việt Nam của người phụ nữ quản lý phụ trách cả ngàn nhân viên từ khắp nơi trên thế giới vẫn rõ ràng và mạch lạc. Một giọng Việt thuần bản ngữ, có pha chút giọng gió miền Trung không lẫn vào đâu, không hề lơ lớ tí xíu nào càng khiến sự tò mò về người phụ nữ đặc biệt này.Gần 1 tiếng lái xe, chị Mai Hương – anh Huy Tuấn đưa chúng tôi đến khu ngoại ô Bullsbrook của Perth để đến với TI Group of Companies. "Làm farm" là từ thông dụng mà nhiều bà con người Việt khi nhắc đến Úc bởi một nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tạo ra những sản phẩm luôn tươi ngon như dâu, xoài, việt quất… Nữ "tổng quản" của khu nông trại trong chiếc áo tay dài váy ngắn càng khiến chúng tôi bất ngờ bởi làm nông nhưng không hề… sợ nắng! Cái nắng cuối xuân ở Perth không quá gay gắt, bất ngờ dịu mát hơn bởi nông trại dâu to mênh mông của Lâm Ti. Nó bạt ngàn, phủ một màu xanh và những điểm đỏ dâu ngọt. Cuối xuân cũng là cuối vụ thu hoạch dâu, những hàng dâu thẳng tắp chỉ còn sót lại màu xanh tươi của lá và những trái dâu to mọng xanh đỏ xen kẽ nhau. Cầm tờ đặc san doanh nhân do chúng tôi gửi tặng, chị Lâm Ti bất ngờ thốt lên: "Đúng rồi, báo Thanh Niên ra đời năm 86, gần 40 năm rồi. Chữ viết này rất là thân thuộc với Lâm Ti…". Những dòng chữ Việt thân thuộc như hiện về với nữ Tổng giám đốc này. Cùng gia đình sang Úc khi đang học lớp 7 vào năm 1991, vốn tiếng Việt của cô bé 14 tuổi khi đó vẫn giữ vững, phát triển hơn không chỉ ở nói, viết mà không hề bị mai một. Có lẽ khá lâu rồi cô mới đọc một tờ báo tiếng Việt.Cùng gia đình sang ngay Tây Úc này từ thập kỷ 90, vừa đi học, Lâm Ti học nghề nông trại từ ba nuôi. Ông vốn là một nhà nhập xuất khẩu trái cây bản xứ lâu đời. Cái vận "nông dân" ứng lại với cô gái trẻ này. Ở đất nước tạo ra cơ hội như Úc, nữ tổng giám đốc TI of Companies tự nhận mình: "Ti không hề giỏi, không hề hay hơn ai nhưng vì cơ hội nếu mình chịu làm, chịu khó. Chỉ cần chịu cực để làm việc lao động thì kết quả sẽ đến". Ký ức của 33 năm về trước với người phụ nữ giỏi giang này. Quê Nha Trang Khánh Hòa, từ nhỏ chị đã quen thuộc với cây cỏ trong vườn nhà, cây gì, trái nào, sinh trưởng ra sao. Sinh ra ở vùng gió biển, xứ cát trắng, nữ giám đốc này hiểu thế nào về khu rẫy nhà mình với sự sinh trưởng của các loại cây trái ở vùng đất khắc nghiệt cho trồng trọt. Ký ức tuổi thơ của chị chính là những cây khoai mì, cây lúa, hay đậu phộng. Những cây cối tự nhiên trong vườn nhà, trong ký ức tuổi thơ là hành trang để chị đi tiếp với quả dâu trong suốt hơn 20 năm qua như một cái duyên mà khó người nào lý giải được. Nó là "vốn liếng" ít ỏi cho chị để hiểu hơn về những cây trái, đặc biệt là trái dâu khi được trồng ở Úc. Với lãnh thổ rộng lớn nhưng chắc ít người biết rằng, 2/3 lãnh thổ nước Úc không có người sinh sống vì địa hình địa lý khác biệt. Phụ ba trong công ty, nghiệp nông dân lại vận vào người phụ nữ duyên dáng này. Ba nuôi của chị có sẵn công ty xuất khẩu trái cây, rau củ nên vừa học vừa làm vừa phụ ba trong suốt giai đoạn trưởng thành. Một may mắn mà chị thừa nhận là khi đó cộng đồng người Việt tại Perth và Tây Úc trồng trái cây rất nhiều, công việc giúp chị quen biết kết nối dần với bà con nông dân cùng là đồng hương nơi xứ người. Cái duyên VN giúp chị dễ kết nối gần gũi hơn với bà con và khi ba chị bán công ty, chị vẫn tiếp tục làm việc cho ông chủ mới thêm 2 năm để tích lũy kinh nghiệm.Nhưng đâu phải cuộc đời của Lâm Ti chỉ luôn là nông dân. Đã từng có một thời gian, người phụ nữ ấy đã theo đuổi điều mong muốn khác. Là phụ nữ, lại yêu cái đẹp nữ giám đốc ngày nay khi đó cũng muốn "thay đổi cuộc đời" không làm nông dân nữa, chị nghỉ việc và theo học kinh doanh, marketting… Quyết tâm không làm nông dân cũng lớn dần trong khao khát của người thiếu nữ khi đó. "Tại sao mình là phụ nữ, tại sao không trở thành họa sĩ, người mẫu mà lúc nào cũng đi làm rẫy?", câu hỏi đó cứ thôi thúc chị vì mua bán nông sản khi đó rất cực, theo dõi canh tác, buôn bán nội địa nên đi học về ngủ đến 3-4 giờ sáng chị đã phải dậy vận chuyển hàng hóa giao cho các chợ, siêu thị. "Mình không thể tiếp tục thế này bởi sau này còn gia đình, con cái", chị nghĩ vậy và thế là chị nghỉ ngang đi học marketting, học kinh doanh, lấy bằng mua bán bất động sản. Nghiệp nông dân chính thức kết thúc sau khi chị đi làm, bán được 2 căn nhà trong 6 tháng. Những tưởng bà chủ dâu ở Perth sẽ trở thành một doanh nhân địa ốc thế nhưng cuộc gọi điện của chú Berry - ông chủ cũ mua lại công ty của ba chị (cũng là bạn của ba) muốn chị trở lại phụ công ty là một bước ngoặt rất lớn. Công ty chỉ mua bán nội địa nên khả năng phát triển gần như không thể bùng nổ được nữa, với kiến thức học được về markertting, chị mạnh dạn đề xuất nếu chị quay trở lại, công ty phải chuyển hướng dần sang xuất khẩu. Thế là duyên nợ "nông dân" lại trở về với cô Lâm Ti sau cuộc gọi điện đó. Về làm mảng xuất khẩu, chị được giao cho chiếc vé máy bay khứ hồi bay sang Hồng Kông để thương thuyết đưa hàng vào 2 siêu thị lớn nhất Hồng Kông khi đó. Mọi bài vở chuẩn bị sẵn bỗng chốc tan biến khi gặp ông chủ lớn nhưng thật may mắn kết cục đơn hàng thành công. Kinh nghiệm và kiến thức đàm phán, kết nối bạn hàng quốc tế chính thức được tích lũy từ đây. Về phụ thêm một thời gian, cô nông dân ngày nào mạnh dạn chính thức ra riêng dù còn rất trẻ. Đó là một quyết định lịch sử để tạo nên tập đoàn TI dâu như hiện nay. TI Group Companies của bà chủ Lâm Ti được thành lập vào năm 2003 sau câu tư vấn nhẹ nhàng của ba nuôi chị: Bây giờ con đi làm mà con có được vui với công việc của con không? Vui rồi, thì tiền bạc mà người trả cho con có vui hay không? Nếu đã vui đã đủ thì có cái gì mà con lo đâu, con mới có 26 tuổi, 3 năm nữa con cũng chỉ mới 29 tuổi và vẫn dưới 30 tuổi mà, nếu có sai thì mình vẫn còn thời gian làm lại. Chị thừa nhận lúc đó: "Mình lo lắm, thiếu kiến thức, còn trẻ đủ thứ cả nhưng câu nói của ba nuôi khiến mình cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng gì cả". Cái hay của người nữ giám đốc này là nhận ra thời cuộc. Hơn 20 năm trước, Nhưng với đầu óc nhạy bén nhìn ra cơ hội của trái dâu nên thời điểm 2008 – vài năm sau khi thành lập công ty chị bắt đầu "bén duyên" và tạo nên một tập đoàn trồng và xuất khẩu trái dâu như hiện nay. Với kiến thức học được, sớm nhận ra thị trường táo, đào đang phải cạnh tranh gay gắt với Nam Phi hay táo New Zealand nên đã chủ động chuyển hướng sang quả dâu. Điều quan trọng để chị chuyển hướng chính là việc hơn 95% cộng đồng gốc Việt tại Tây Úc chủ yếu chỉ trồng dâu. Cùng là đồng hương, cùng kết nối trong bao nhiêu năm, mối mang, bạn hàng. Với lợi thế cùng giao tiếp bằng tiếng Việt, nên bà con cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Quan trọng hơn hết chị Lâm Ti cùng người bạn trai khi đó anh Jame (rất đẹp trai) thực hiện một cuộc "cách mạng về nông nghiệp" cho bà con bởi cách đây gần 20 năm trồng trọt bên Úc cũng theo kiểu gia đình truyền thống. Sản lượng và chất lượng mỗi nhà đều khác nhau. Điều đó là rất khó để xuất khẩu, chào hàng cho các nước khác. Chị và người bạn đồng hành của mình quyết định bao tiêu đầu ra, đặc biệt là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chuyển giao cho các nông dân gốc Việt. Trong suy nghĩ của người viết, đó là một quyết định lịch sử nhưng người phụ nữ khiêm nhường như chị chỉ đánh giá rằng: "Nó là một bất ngờ và may mắn, giúp mình nắm lấy cơ hội để phát triển đến hôm nay". Chàng nông dân Jame chắc hẳn là một anh nông dân đẹp trai nhất tôi từng biết, to con lực lưỡng và rất đẹp trai, từ khi quen Lâm Ti anh cũng bén duyên luôn với nông nghiệp. Người bạn đời này (trước đây) đã dồn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu, khoa học kỹ thuật để cho chất lượng quả dâu được tốt nhất. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một bước đi lịch sử đúng thời điểm khi đó để bà con yên tâm canh tác, thu hoạch. Khi những đơn hàng bắt đầu đều đặn, bà chủ Lâm Ti chính thức mở nông trại. "Mở farm thì mình vui lắm nhưng cũng cực lắm luôn. Không biết tại sao mình lại mở farm làm gì?", chị nói.Giữa nông trại dâu mênh mông cuối mùa, những quả dâu to mọng xanh đỏ to gấp đôi ngón tay cái là rất nhiều thành quả mà công sức và tình yêu trái dâu của Lâm Ti và James dồn vào đấy trong suốt 22 năm qua. Cả 2 đều yêu quả dâu, đều yêu cái nắng – cát của miền Tây Úc mênh mông. 21 năm qua cặp đôi trên vừa là đồng nghiệp, vừa là nhà đồng sáng lập và cũng là bạn đời của nhau với 2 người con nay đã 14 và 12 tuổi. Thế nhưng chữ duyên chung nhà dừng lại 10 năm qua. Trong 10 năm ấy, cả hai vẫn là 2 người bạn tốt đồng hành cùng nhau điều hành TI Group Companies và dồn toàn tâm toàn ý tình yêu vào quả dâu tươi. Thế bí quyết thành công của TI Group Companies là gì để mỗi ngày có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn dâu đi các thị trường khó như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan? – chúng tôi hỏi. Mỉm cười nhẹ nhàng, nữ giám đốc không nói điều gì to tát mà chỉ đơn giản bằng 2 chữ: "chuyên nghiệp!". Chuyên nghiệp trong nâng cao chất lượng sản lượng quả dâu bằng khoa học kỹ thuật – yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu nông sản. "Chưa bao giờ Lâm Ti giới thiệu hàng của mình là ngon nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất mà mình hãy làm tốt nhất có thể trong khả năng và công việc của mình để đối tác cảm nhận và đánh giá", chị Lâm Ti khiêm tốn chia sẻ. Nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất mong muốn một ngày nào đó, quả dâu tươi từ Úc của chị sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc những chuyến trở về quê hương nguồn cội chị và Jame sẽ có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở quê nhà. Anh nông dân Jame nhận xét nông nghiệp VN rất có tiềm năng nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong nhiều chuyến đi đến VN, được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến bà con nông dân sản xuất canh tác, anh Jame cho biết thói quen tập quán cũ và câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN cần thay đổi để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển. Ngoài tình yêu nông trại và trái dâu, nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng của bà con, kiều bào tại TP.Perth. Tại lễ hội Xuân Quê hương vừa qua, chúng tôi tình gặp lại lại chị với nụ cười dịu dàng khi không ngại ngồi dự khán dưới ánh nắng chói chang theo dõi nhiều tiết mục văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với Lâm Ti, một phụ nữ Úc rất Việt Nam và rất thuần nông giản dị, phát triển nông nghiệp ở Úc là để trả ơn nước Úc và cũng là một cầu nối để có thể giúp quê hương nguồn cội VN của mình qua nhiều hình thức khác nhau từ lao động đến nông sản, nông nghiệp, một cách nhẹ nhàng, duyên dáng nhất!Sự thành công của những người phụ nữ Việt tại Tây Úc được xây dựng trên nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết là tinh thần kiên trì, bền bỉ và sự chăm chỉ của họ. Người phụ nữ Việt Nam luôn có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, điều này đã giúp họ vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, là sự linh hoạt và khả năng thích nghi. Các phụ nữ Việt tại Tây Úc đã thể hiện khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, từ việc nắm bắt ngôn ngữ, văn hóa đến việc hòa nhập vào cộng đồng địa phương. Họ không ngại thử thách và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Thêm vào đó là sự tự tin và quyết tâm. Những người phụ nữ Việt tại Tây Úc luôn tự tin vào khả năng của mình và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Họ biết rằng sự thành công không đến từ may mắn mà từ sự nỗ lực không ngừng. Và trên hết là tinh thần tự hào dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam thành công, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cộng đồng người Việt ở sở tại.Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth - Nguyễn Thanh Hà
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.
Thông tin 'bắt giam Giám đốc Đài Truyền hình Vĩnh Long Lê Quang Nguyên' là tin giả
Khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, bệnh nhân cảm thấy hoang mang, tự cô lập bản thân, từ chối giao tiếp với mọi người. Bệnh nhân lo âu, mất ngủ, có một số thời điểm bệnh nhân còn có ý định tự tử.